Có nên làm răng implant không là băn khoăn của không ít người mất răng và đang muốn phục hình lại. Bởi đây dẫu sao vẫn là kỹ thuật mới hơn so với các hình thức trồng răng khác. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để trả lời câu hỏi này nhé!
1. Thế nào là răng Implant?
Implant là kỹ thuật trồng răng hiệu quả, khôi phục được cả thân răng trên nướu và chân răng trong xương hàm. Chân răng chính là chiếc trụ chân răng Implant bằng Titanium bền vững. Trụ này sẽ tồn tại trong xương hàm để nâng đỡ toàn bộ chiếc răng và lấp chỗ trống cho chiếc chân răng thật trong xương hàm.
2. Có nên làm răng Implant không?
Để giải đáp thắc mắc có nên làm răng Implant không chúng ta sẽ cùng điểm qua những ưu, nhược điểm của phương pháp này nhé!
Ưu điểm:
– Răng Imlant có đầy đủ cả thân răng và chân răng, giúp phục hồi chiếc răng bền chắc, có độ cứng và ăn nhai như răng thật.
– Do chân răng thật bị mất trong xương hàm đã được thay thế bằng trụ Implant nên sẽ ngăn ngừa được nguy cơ bị tiêu xương hàm và tụt nướu do mất chân răng gây ra.
– Răng Implant sẽ tồn tại được rất lâu, thậm chí vĩnh viễn nếu biết cách chăm sóc răng miệng tốt, việc tồn tại của răng Implant không hề gây ảnh hưởng xấu đến bất kì chiếc răng khỏe mạnh nào cả.
– Trồng răng Implant không cần mài cùi những chiếc răng thật còn khỏe mạnh nên không gây đau đớn.
Implant răng chính là giải pháp lý tưởng cho những trường hợp mất nhiều răng, đặc biệt là mất răng toàn hàm. Bởi vì với người mất từ 3 răng trở lên, làm cầu răng sẽ rất bất tiện vì phải mài nhiều răng trụ, răng tháo lắp lại không bền chắc. Khi đó, chỉ cấy ghép răng Implant mới là cách tốt nhất cho người mất răng vì chỉ cần sử dụng đúng số thân răng bằng răng mất và chỉ cần dùng đến 2 trụ Implant để thân răng bám tựa.
Nhược điểm:
- Chi phí khá cao.
3. Những điều cần chú ý khi làm răng Implant
Dưới đây là một số lưu ý sau khi cấy ghép Implant mà bạn nên biết:
- Không được sử dụng thuốc kháng sinh aspirin: Sau khi làm xong răng Implant thi thoảng bệnh nhân vẫn cảm thấy những cơn đau thoáng qua. Bác sĩ sẽ kê một số loaị thuốc giảm đau cho bệnh nhân và bệnh nhân không được tự ý sử dụng thuốc giảm đau tùy tiện, nhất là các loại thuốc giảm đau có thành phần aspirin. Vì loại thuốc này có thể gây chảy máu sau phẫu thuật dẫn đến các trụ implant bị đào thải.
- Không nên vận động trong vòng 24-48h sau khi phẫu thuật: Những hoạt động thể lực va chạm có nhiều nguy cơ làm chấn thương đến vùng cấy răng, khiến cho Implant bị lung lay ra khỏi vùng cấy ghép. Việc nghỉ ngơi sẽ giúp cố định chỗ cấy răng cũng như giảm đau cho bệnh nhân.
- Tuyệt đối không được làm gì ảnh hưởng đến trụ răng mới cấy: Trụ Implant mới đặt vào trong xương vẫn còn lỏng lẻo, chưa thể tích hợp với xương ngay được. Do đó, phải tránh những động tác cơ miệng có thể làm cho chiếc trụ răng bị lung lay, lỏng lẻo trong xương như khạc nhổ, súc miệng mạnh hay dùng ống hút. Những động tác này có thể khiến cho vùng cấy ghép bị ảnh hưởng. Khi đánh răng bạn nên tránh vùng vừa cấy ghép ra, không đẩy lưỡi hay dùng tăm nhọn đụng vào chỗ ghép răng.
- Không được để thức ăn rơi vào vị trí mới cấy trụ implant
- Không được sử dụng ngoại lực tác động vào trụ implant: Implant mới được cấy vào trong xương rất dễ bị lệch ra khỏi vùng cấy răng với thế đứng không thẳng. Vì thế cần tránh việc dùng các dụng cụ bên ngoài tác động lực lên trụ răng như tăm, ngón tay,…
Ý kiến bạn đọc [ 0 ]
Ý kiến của bạn