tạp trí phụ nữ và gia đình

Sâu răng: Nguyên nhân và cách điều trị

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2017

Sâu răng là bệnh lý phổ biến ở mọi lứa tuổi. Ngoài việc gây đau nhức và những biến chứng viêm tủy, viêm quanh chân răng, sâu răng còn khiến người bệnh tự ti khi giao tiếp như hơi thở hôi, ngả màu men răng... Vì thế cần có những hiểu biết để phòng ngừa và đi điều trị sớm nếu mắc bệnh.



Thế nào là răng sâu?

Răng sâu là bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi mà cần phải chữa trị. Thông thường răng sâu phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu của răng. Dấu hiệu ban đầu chỉ là răng bắt đầu đổi màu, lỗ sâu răng chưa có và kích thích do thức ăn nóng, lạnh chưa xảy ra. Một thời gian sau, răng biến đổi sang màu nâu hoặc màu đen. Lỗ sâu ở răng xuất hiện, người bệnh cảm thấy khó chịu khi thức ăn giắt vào lỗ sâu, cảm thấy buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh, đau khi có thức ăn nóng giắt vào. Nếu lỗ sâu tiếp tục bị sâu thì phần đáy lỗ bị bong calcium và mềm hóa, nhiễm vào tầng sâu của răng, làm cho bệnh nặng hơn. Khi răng đau kéo dài, hoặc mức độ đau gia tăng thì rất có thể tủy răng đã bị viêm. Bên cạnh đó, khi bị sâu răng, hơi thở của người bệnh còn có mùi hôi.

Nguyên nhân và cách điều trị răng sâu

Nguyên nhân dẫn đến bị sâu răng chính là do vi khuẩn chủ yếu là Streptococcus Mutans, khi có thức ăn dính lên mặt răng đặc biệt là đường và tinh bột, sau thời gian vài giờ các vi khuẩn sẽ phân hủy thức ăn tạo nên acid ăn mòn men răng tạo thành lỗ sâu. 


Sau khi men răng bị ăn mòn thành lỗ, vi khuẩn và thức ăn bị đọng lại ở đáy và thành bên các lỗ sâu, acid càng được tạo ra nhiều hơn, men răng, ngà răng càng bị phá hủy, lỗ sâu càng được mở rộng và tiến về phía tủy răng. 

Những người bị tụt lợi hở cổ răng và chân răng thì màng bám răng sẽ bám lên và bắt đầu quá trình phân hủy thức ăn tạo acid trên bề mặt cổ răng và chân răng, mô cứng của răng bị ăn mòn tạo thành lỗ sâu cổ răng. Người Việt Nam nói chung có thói quen dùng bàn chải cứng và chải ngang nên hay bị mòn cổ răng và chân răng làm lộ ngà chân răng, ngà chân răng bị hở nên nguy cơ bị sâu cổ răng rất cao.

Vậy, phải điều trị sâu răng như thế nào?

Đối với các trường hợp mới chớm sâu, chưa hình thành lỗ thì có thể dùng thuốc chấm vào chỗ bị sâu, đó thường là những dung dịch có tính sát khuẩn. Phương pháp này chỉ nên áp dụng cho chỗ sâu của răng nghiền phía sâu vì dễ gây đổi màu men răng.

Biện pháp nạo bỏ phần răng bị sâu, áp dụng cho mọi lỗ sâu răng, nhất là lỗ sâu rộng, nhằm ngăn chặn sự phát triển tiếp theo của răng sâu. Còn phương pháp tái khoáng phần bị sâu thường áp dụng cho trường hợp răng chớm sâu, có khả năng thu hẹp vùng có màu trắng vôi hoặc vùng đó ngừng phát triển. 

Hàn lỗ sâu là phương pháp thường dùng nhất để chữa sâu răng, áp dụng đối với răng có khả năng định vị sau khi bị sâu. Phương pháp này sẽ khôi phục tính năng của răng tăng tính thẩm mỹ và chức năng cho hàm răng.


 
Tags:
, ,

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn